Tư vấn giáo dục
Ms.Thơ
Điện Thoại : 0933.168.169
Phòng Tuyển sinh
Điện Thoại : 04.3555.3560
4526
10493316
Dạy con theo tâm lý trẻ
Thế giới của trẻ con từ 1- 6 tuổi có những điều rất ngộ nghĩnh. Có một số việc, các bậc phụ huynh nên để ý đến trong quá trình phát triển tâm lý của bé
Đừng gán ghép những câu nói của trẻ con theo cách nghĩ của người lớn

Có những câu, các bé nói rất bình thường theo những cảm nhận ở lứa tuổi của bé nhưng người lớn lại ghép vô theo cách nghĩ của mình, rồi đem kể cho những người chung quanh nghe, hòng mong người khác sẽ nghĩ con mình là thông minh và đặc biệt. Điều đó làm cho bé có những suy nghĩ sai lệch về khả năng và cảm nhận của bé với chung quanh.

Trẻ con luôn muốn được người lớn quan tâm đặc biệt
Chính vì vậy mới có trường hợp nhiều đứa trẻ cho dù đã biết mang dép đúng bên nhưng vẫn cố tình mang dép trái. Vì bé cho rằng khi mang dép trái, sẽ được mẹ chú ý tới, cho dù là la quát lớn lên một câu nào đó. Điều đó lắm khi làm các bà mẹ bực bội. Những trường hợp như vậy, người lớn chỉ nên nhẹ nhàng bảo bé sửa dép lại và coi như việc bình thường. Bé sẽ tự thấy không cần dùng “chiêu” ấy để được mẹ quan tâm nữa.

Đừng cười cợt con khi đứa con 5 tuổi của bạn bảo đã yêu
Có một ngày chị bạn tôi đến trường đón con về và nghe đứa con trai 5 tuổi của mình nói, mẹ ơi con yêu bạn Thủy Tiên lắm. Bạn ấy lúc nào cũng mặc quần áo đẹp. Đừng vội phì cười rồi quên lãng đi hoặc tệ hơn là không cho phép con nói như vậy. Đó là những câu nói thể hiện cho bạn biết bé có cảm nhận về cái đẹp, về những hành động, cư xử của các bạn quanh mình. Còn cái chữ “yêu” ấy chỉ là từ mà bé lượm được từ phim ảnh trên truyền hình của người lớn.

Trẻ có khả năng nhớ từ năm 2 tuổi
Thực tế cho thấy, có một số trẻ em có khả năng nhớ từ năm 2 tuổi. Hiện tượng này có nhiều ở bé gái hơn bé trai. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy cẩn thận hơn trong cách giao tiếp với con. Đừng cho rằng con không biết gì. Ở tuổi này, bé đã có thể ứng xử độc lập và đối thoại với bạn theo cách cảm nhận của bé.

Cha mẹ chỉ nên thể hiện tình cảm với nhau thật nhẹ nhàng và lịch sự khi có bé. Không thay quần áo một cách tự nhiên trước mặt bé. Không để bé thấy những hành động “thân mật” của cha mẹ. Có những đứa bé lớn lên đã tâm sự lại với nhà tâm lý học rằng chúng đã rất căng thẳng và thực sự hoảng sợ khi nằm nghe hoặc nhìn thấy cảnh ba mẹ chúng quan hệ tình dục.

Không nên ngăn cấm bé làm điều gì một cách cứng nhắc
Bạn hãy tìm một lý do thật thích hợp và chỉ cho bé biết rõ khi ngăn không cho bé làm một việc gì. Đừng khăng khăng ép buộc con không được làm việc gì đó mà không giải thích rõ. Điều đó chỉ làm cho bé tỏ ra phản kháng bằng cách tiếp tục làm việc ấy để xem kết quả như thế nào.
CÁC TIN TỨC KHÁC
2