Kế hoạch hoạt động giáo dục lớp Hoa tuần 10/02/2014 - 14/02/ 2014

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ  Thể dục sáng

+ Cô đón trẻ vui vẻ,nhẹ nhàng, quan tâm, nhắc nhở trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ

+ Tập bài thể dục sáng theo nhạc

+ Hô hấp : Thổi bóng

+ Tay 1: Đưa 2 tay phía trước lên cao             + Bụng 5: Cúi gập người về phía trước .

+ Chân 4: Đưa 1 chân ra trước, lên cao           + Bật: Bật chân trước chân sau

 

Trò chuyện với trẻ về chủ đề; - Các cháu biết những món ăn gì thường nấu trong ngày Tết? Món ăn đó được nấu như thế nào? Cháu thích ăn món gì nhất?

Hoạt động học

HĐTH

Nặn mâm ngũ quả

HĐkhám phá

Một số món ăn ngày Tết

-----------------------------------

HĐ PT thể chất

VĐVB: Tung bóng lên cao và bắt bóng

TC: Gieo hạt

HĐLQCV

Ôn các chữ cái đã học trong chủ điểm

----------------------------

HĐÂN

NDC: Hát +VĐ: Em thêm một tuổi

NDKH: - Nghe hát: Bé chúc xuân

- TCAN: Nghe tiết tấu tìm đồ vật

HĐLQ với toán

Ôn phân biệt khối vuông, khối cầu, khối trụ

HĐLQ văn học

Truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày

Hoạt động góc

* Góc trọng tâm: Gia đình

+ Mục đích: Trẻ biết nấu một số món ăn ngày Tết

+ Chuẩn bị: Đồ chơi nhóm gia đình

+ Tiến hành: Cho trẻ tự thỏa thuận phân vai. Dạy trẻ các kỹ năng sống qua các trò chơi như:đi chợ, nấu ăn, bày các món ăn

* Góc xây dựng: Xây dựng công viên mùa xuân

* Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh các món ăn. Giải câu đố. Xếp chữ bằng hột hạt, cành khô.

+ Góc nghệ thuật: Cắt dán các món ăn từ tạp chí. Trang trí chữ bằng các nguyên vật liệu. Biểu diễn các bài hát, bài thơ trong chủ điểm

* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh trước cửa lớp

Hoạt động ngoài trời

* Trò chuyện với trẻ về những hoạt động của trẻ trong ngày Tết

- TCVĐ: Dung dăng sung dẻ

-Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.

* Quan sát trò chuyện về thời tiết

-TCVĐ:Kéo cưa lừa xẻ

-Chơi tự do với đồ chơi trẻ mang ra sân.

* Quan sát vườn cây trong trường

-TCVĐ:Trồng nụ,trồng hoa

-Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.

* Vẽ phấn theo ý thích

-TCVĐ:Rồng rắn lên mây

- Chơi tự do với đồ chơi trẻ mang ra sân.

* Đọc các bài đồng dao, ca dao

-TCVĐ: Cướp cờ

-Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.

Hoạt động chiều

+ Vận động nhẹ: Đu quay, lộn cầu vồng, trồng nụ trồng hoa.

Làm anbum ảnh về các món ăn ngày Tết

Làm BT toán

Xem đĩa hình về các món ăn ngày Tết

Xem đĩa tiếng Anh

Văn nghệ cuối tuần.

Nêu gương bé ngoan.

Bài hát: Em thêm một tuổi

Mùa xuân đã về đây
Hàng cây thêm một tuổi
Mà vẫn không già thêm
Những chồi non vẫn nhú lên.
Còn em thêm một tuổi
Giờ đây đã lớn khôn
Em sẽ là bạn tốt
Em sẽ là con ngoan.

Mùa xuân đã về đây
Bầy chim thâm một tuổi
Mà vẫn như trẻ con
Vẫn đùa vui hát véo von.
Còn em thêm một tuổi
Giờ đây đã lớn khôn
Em sẽ là bạn tốt
Em sẽ là con ngoan.

 

Truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.                          

 

 

� ���n(�miếc cầu vồng thật nhiều màu sắc.

Bác Khỉ đồng ý với Thỏ. Tin tức lan truyền đi khắp nơi. Muôn thú trong rừng đều muốn gặp mùa Xuân dịu hiền, ấm áp nên vui vẻ góp những màu sắc đẹp nhất. Nào là màu nâu của Gấu, màu vàng tơ của Hươu sao, màu xám của Sóc… Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyên cũng góp những chiếc lông sặc sỡ của mình. Bầy cá cũng cử cá Chép mang đến một túi đầy vây cá lấp lánh sắc cầu vồng. Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu với nhau để làm chiếc cầu vồng.

Trong khi đó, Thỏ lên đường đi tìm các loài hoa. Thỏ đi khắp nơi, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loại hoa, thuyết phục các loài hoa nở cùng một lúc để đón mùa Xuân về. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Thỏ dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị Gió báo tin đồng loạt nở.

Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim Sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị Gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt vươn lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất. Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ , Thu, Đông. Nếu để ý, các bé sẽ thấy các loài hoa đều khoe sắc rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ thổi về.

Còn riêng chú Thỏ đáng yêu thì đã được mùa Xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn muông thú cùng các loài hoa để cùng nhau đón mùa Xuân về.

CÁC TIN TỨC KHÁC
5